Mới đây, cơ sở Đúc Đồng Bảo Long vinh dự khi là đơn vị trực tiếp tạc tạo và đúc tượng chân dung vua Hàm Nghi bằng đồng đỏ. Sau hơn 2 tháng chế tác, chúng tôi đã hoàn thiện và bàn giao pho tượng tới bảo tàng cung đình Huế thuộc Thừa Thiên Huế. Đây là pho tượng chân dung bán thân, mọi tư liệu về hình ảnh khách hàng đều được cơ sở chúng tôi thu thập và phân tiích kĩ lưỡng. Sản phẩm sau khi hoàn thiện nhận được sự đánh giá cao từ phía khách hàng, tỉ lệ đạt lên đến 95%.  

Dự án tái hiện Chân dung vua Hàm Nghi bằng chất liệu đồng

Vua Hàm Nghi tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Lịch, là con trai thứ năm của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai. Từ nhỏ, ông sống trong cảnh bần hàn, dân dã với mẹ chứ không như hai người anh ruột ở trong cung là vua Đồng Khánh và vua Kiến Phúc. Năm 1884, vua Hàm Nghi được các phụ chính đại thần chủ trương chống Pháp là Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi lúc 13 tuổi. Sau khi kinh đô Huế thất thủ năm 1885, vua Hàm Nghi được Tôn Thất Thuyết đưa vào rừng núi Tân Sở. Tại đây, vua ban chiếu Cần Vương, kêu gọi sĩ phu và nông dân nổi dậy chống Pháp giành độc lập.

tượng Chân dung vua Hàm Nghi

Tượng Chân dung vua Hàm Nghi trong quá trình đắp mẫu đất bởi nghệ nhân Phan Trường

Mới đây Đúc Đồng Bảo Long được khách hàng tin tưởng đặt làm bức tượng chân dung vua Hàm Nghi để tưởng niệm ở bảo tàng cung đình Huế. Ngay khi nhận được thông tin, các nghệ nhân đã tiến hành phác thảo khối và lên mẫu đất. Đối với việc đúc tượng chân dung thì khâu tạo mẫu là công đoạn quan trọng nhất, quyết định "độ đạt" của pho tượng.

Sau đó, khách hàng sẽ duyệt tượng và tiến hành chuyển sang làm khuôn đúc đồng. Pho tượng này có chiều cao tổng thể 62cm, được đúc thủ công 100% bởi chất liệu đồng đỏ thanh khiết. Bề mặt được tạo màu giả cổ theo yêu cầu của khách hàng. 

Do tượng bức tượng có nguyên mẫu là người thật, đặc biệt là một vị vua của triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam nên kĩ thuật đắp khối tượng cần sự tỷ mỉ cao. Theo như chia sẻ của nghệ nhân thì công đoạn khó nhất khi đắp mẫu tượng đó chính là làm sao để "thổi hồn" vào pho tượng. Đồng thời, hình khối mặt và người phải có sự tính toán tỉ lệ và cân xứng nhất theo với tỉ lệ người thật. 

tượng Chân dung vua Hàm Nghi

Bức tượng được tạo dựng theo chuẩn tỷ lệ người

Hình khối thường được đánh giá qua khuôn mặt so với tổng chiều dài cơ thể. Thông thường con người chúng ta có tỷ lệ hình khối cơ thể bằng 6,5 - 7 khuôn mặt. Dựa vào yếu tố này, người nghệ nhân sẽ đo được tỷ lệ vai, cơ thể. Tùy theo độ cảm của nghệ nhân mà thời gian đắp mẫu có thể kéo dài từ 3 tuần đến hơn 1 tháng. 

Sản phẩm được hoàn thiện trực tiếp tại xưởng Đúc tượng chân dung Bảo Long qua sự kiểm duyệt về mẫu mã của khách hàng. Sau đó, sản phẩm được đóng gói cẩn thận và vận chuyển đến tận nơi một cách an toàn nhất. 

tượng Chân dung vua Hàm Nghi

Pho tượng sau khi hoàn thiện đúc đồng được hạ màu giả cổ

Quy cách chế tác tượng Chân dung vua Hàm Nghi

+ Tạo mẫu: Từ ảnh, người nghệ nhân của chúng tôi sẽ tiến hành đắp mẫu bằng đất sét. Bởi đất sét dễ dàng tạo hình khối vào tạo những chi tiết nhỏ nhất. Thời gian đắp đất từ tới 1 tháng do pho tượng có kích thước lớn.

Sau khi đắp mẫu đất xong tượng đã được kiểm duyệt rất kỹ.

Khi mẫu tượng đã đạt yêu cầu chúng tôi tiến hành đúc ra tượng bằng thạch cao để phục vụ khâu đúc đồng. Bắt buộc phải chuyển từ mẫu mất sang tượng thạch cao bởi vì khi làm khuôn tượng thạch cao sẽ đảm bảo đủ độ cứng để không bị vỡ bể mẫu. (Sau khi đúc, qúy khách có thể sử dụng được cả mẫu tượng thạch cao).

+ Tạo khuôn: Khuôn được tạo thành 2 phần là khuôn âm bản và phần cốt lót bên trong. Phần khuôn âm bản nguyên liệu chủ yếu là đất, trấu và giấy gió. Phần cốt được tạo thành từ bùn, chấu và bột chịu nhiệt. Sau đó, khuôn được tiến hành nung ở nhiệt độ cao trên 700 độ C sau đó để nguội, ghép thành khuôn hoàn chỉnh. Khuôn phải được làm thật chuẩn xác, không được xê dịch so với mẫu như vậy có thể hoàn thiện được sản phẩm với khối lượng, kích thước tương đương theo yêu cầu.

tượng Chân dung vua Hàm Nghi

Công đoạn dấp khuôn tượng đòi hỏi sự kỳ công và tỉ mỉ tuyệt đối

+ Nấu đồng: Nguyên liệu chính được sử dụng cho đúc tượng bác là đồng đỏ (chủ yếu là đồng dây điện) và một số kim loại tạo độ dẫn chảy, làm mịn bề mặt như thiếc, chì, kẽm. Tỷ lệ pha nguyên liệu phải chuẩn xác để đảm bảo đồng được đun sôi và rót đầy vào khuôn đi vào những chi tiết nhỏ nhất.

+ Rót đồng: Sau khi đồng đã được nấu sôi, tiến hành rót đồng vào khuôn. Qúa trình rót phải được diễn ra rất cẩn thận, chậm và đều để đồng có thể đi hết vào các chi tiết nhỏ mà không sợ đồng bị đông cứng nhanh.

+ Sửa nguội và hoàn thiện: Sau khi đỏ đồng cần chờ tượng nguội hẳn rồi tiến hành dỡ khuôn. Lúc này, người thợ sẽ tiến hành mài dũa, cắt bỏ ba via, chạm ám hoa văn và hoàn thiện toàn bộ sản phẩm. Cuối cùng là công đoạn tạo màu giả cổ trên bề mặt và phủ bóng 2k trong suốt tăng độ bền cho tượng. 

tượng Chân dung vua Hàm Nghi

Pho tượng sau khi đúc đồng, dỡ khuôn và trong quá trình sửa nguội bề mặt

tượng Chân dung vua Hàm Nghi

Cuối cùng là hoàn thiện màu sắc và phủ bóng

Cơ sở Đúc Đồng Bảo Long xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ và tin tưởng của khách hàng. Ngoài mẫu tượng toàn thân, chúng tôi còn nhận đúc tượng chân dung với kiểu dáng tượng bán thân, tượng danh nhân hay các mẫu tượng đồng nói chung. Để được tư vấn về dịch vụ của chúng tôi, quý vị có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline: 0968 966 268 để được hỗ trợ!

>> Có thể bạn quan tâm: